Điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn, nước uống trên tàu biển

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn, nước ăn uống và định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.

 Theo dự thảo, khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm tươi sống tách biệt với nơi để thức ăn chín. Khu vực này không được đọng nước, ẩm mốc và dễ lau rửa, vệ sinh; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng bảo quản, lưu mẫu thức ăn; có thùng chứa rác thải bảo đảm kín, có nắp đậy; có đầy đủ thiết bị, dụng cụ để rửa và sơ chế thực phẩm. Bên cạnh đó, cửa ra vào, cửa sổ phải kín, ít thấm nước, dễ làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn chiếu sáng được che chắn an toàn tránh rơi, vỡ. Nhà vệ sinh không được mở cửa vào nơi sơ chế, chế biến thực phẩm.

Đối với bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, phải có kho, thiết bị bảo quản thực phẩm tươi sống theo yêu cầu của từng loại. Kho bảo quản nguyên liệu thực phẩm phải bảo đảm thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú. Các nguyên liệu, thực phẩm khô phải được để cách mặt sàn ít nhất 15 cm. Nước đá dùng trong bảo quản thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước tối thiểu đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.

Phòng ăn phải thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch sẽ, dễ vệ sinh; có đủ bàn ghế, dễ làm sạch; dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày.

Theo dự thảo, nguyên liệu thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, cá…) sử dụng trên tàu phải được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. Phụ gia thực phẩm sử dụng để chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trong danh mục cho phép, đúng liều lượng, đúng đối tượng thực phẩm, còn hạn sử dụng và đã được công bố theo quy định.

Tàu biển phải có đủ nước để chế biến thực phẩm. Nước đá dùng liền và nước để chế biến thực phẩm phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT; có đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT

Định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển

Theo dự thảo, nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với lao động nam là thuyền viên làm việc trên tàu như sau: Độ tuổi 20 – 29: 2.940 Kcal/ngày; độ tuổi 30 – 49: 2.680 Kcal/ngày; độ tuổi 50 – 59: 2.660 Kcal/ngày.

Đối với lao động nữ, nhu cầu năng lượng khuyến nghị như sau: Độ tuổi 20 – 29: 2.340 Kcal/ngày; độ tuổi 30 – 49: 2.300 Kcal/ngày; độ tuổi 50 – 59: 2.260 Kcal/ngày.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.


 

Đang truy cập: 12
Trong ngày: 380
Trong tuần: 1121
Lượt truy cập: 1598571
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com