Bộ Công an đang dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các quy định của Pháp lệnh năm 2000 đến nay, đã bộc lộ những hạn chế, bất cập với yêu cầu thực tiễn đặt ra, cụ thể: tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước thời gian qua diễn biến phức tạp. Từ năm 2001 đến nay đã phát hiện hơn 844 vụ lộ, lọt bí mật nhà nước. Một số nội dung của công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã được quy định trong Pháp lệnh năm 2000, nhưng chưa cụ thể, đầy đủ. Pháp lệnh năm 2000 chưa quy định về thay đổi độ mật bí mật nhà nước (giải mật, giảm mật, tăng mật)...
Từ những lý do trên, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết.
Theo đó, khái niệm bí mật nhà nước trong dự thảo này đã được làm rõ hơn so với Pháp lệnh năm 2000: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng được quy định bằng danh mục bí mật nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của luật này, thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố, nếu bị lộ, mất sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Phạm vi bí mật nhà nước
Dự thảo nêu rõ, những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, cụ thể:
1. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chủ trương, kế hoạch, phương án phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên, đối phó với chiến tranh.
2. Các chương trình nghiên cứu, sản xuất, phát triển, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị an ninh, quốc phòng phục vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền quốc gia; giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ.
4. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đối nội, đối ngoại và các vấn đề phải giữ bí mật theo cam kết với nước ngoài.
5. Các vấn đề liên quan đến các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước chưa công bố.
6. Các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
7. Các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu.
8. Các chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội; y tế; giáo dục và đào tạo; thông tin và truyền thông và các lĩnh vực khác chưa công bố.
3 cấp độ mật
Bí mật nhà nước được phân loại thành 3 cấp độ mật: Tuyệt mật, Tối mật và Mật.
Về thẩm quyền quyết định phạm vi bí mật nhà nước, cơ quan soạn thảo đưa ra 02 phương án để xin ý kiến. Phương án 1: Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trên cơ sở thẩm định của Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định danh mục bí mật nhà nước độ Mật sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lập danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật thuộc lĩnh vực quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và ban hành danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực quốc phòng.
Phương án 2: Bộ trưởng Bộ Công an quyết định danh mục bí mật nhà nước trên cơ sở thống nhất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng.
Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |