Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định về Điều lệ trường trung cấp.
Theo dự thảo, trường trung cấp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường trung cấp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trường trung cấp trong Điều lệ này được tổ chức theo loại hình gồm: a- Trường trung cấp công lập; b- Trường trung cấp tư thục.
Cơ quan trực tiếp quản lý (cơ quan chủ quản) trường trung cấp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý theo quy định của pháp luật, bao gồm: a- Trường trung cấp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; b- Trường trung cấp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường (đối với trường công lập) hoặc hội đồng quản trị (đối với trường tư thục) trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Điều lệ này, phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trường, không trái với các quy định pháp luật có liên quan và phải được công bố công khai.
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp gồm có những nội dung chủ yếu sau đây: a- Tên trường; b- Mục tiêu và sứ mạng; c- Nhiệm vụ, quyền hạn của trường; d- Tổ chức các hoạt động đào tạo; đ- Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý; e- Nhiệm vụ và quyền của học sinh và người học; g- Tổ chức và quản lý của trường; h- Tài chính và tài sản; i- Quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp, gia đình và xã hội; k- Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp gồm: a- Hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập, hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục; b- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; c- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; d- Các khoa, bộ môn; đ- Các hội đồng tư vấn; e- Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).Cơ cấu tổ chức
Trường trung cấp được đào tạo các ngành, nghề trình độ trung cấp trong danh mục ngành, nghề đào tạo theo quy định và các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động. Việc mở thêm ngành, nghề đào tạo mới chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tuyển sinh đào tạo
Dự thảo nêu rõ, trường trung cấp tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của nhà trường.
Trường trung cấp chỉ được tổ chức tuyển sinh, đào tạo sau khi đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Trường trung cấp thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp hoặc cấp chứng chỉ đào tạo cho người học học hết chương trình đào tạo thường xuyên (trừ chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, trình độ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Bài viết liên quan
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878 Fax: (+848) 3825 1727 Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727 Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com |