Doanh nghiệp:

  1. 1.      THỜI HẠN GIỮ CHỨC VỤ QUẢN LÝ TẠI DN NHÀ NƯỚC LÀ 5 NĂM

Theo Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp (DN) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thời hạn giữ chức vụ quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu là 05 năm; với Kiểm soát viên là 03 năm.

Khi hết thời hạn giữ chức vụ nêu trên, DN phải tiến hành xem xét, bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ tại một tập đoàn, tổng công ty, công ty. Trường hợp người quản lý DN khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm; từ đủ 18 tháng đến dưới 03 năm công tác với thời hạn giữ chức vụ 03 năm, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Để được xem xét bổ nhiệm lại, người quản lý DN phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức; đạt tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quản lý tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao và không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2015.

  1. 2.      HẠN CHẾ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp Nhà nước nắm giữ, đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01/07/2015 được mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có là nội dung nổi bật tại Nghị định số 96/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2015 quy định một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015, tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp, không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh; nếu làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp làm con dấu mới, phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu do chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị quyết định; mỗi doanh nghiệp có 01 mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/12/2015.

Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Ngày 22/10/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Thông tư số 19/2015/TT-NHNN quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, áp dụng với Sở Giao dịch, Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Công nghệ tin học, Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Quản trị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị khác của Ngân hàng Nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán.

Theo Thông tư này, hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước gồm 08 loại tài khoản trong bảng cân đối kế toán: Tiền và tài sản thanh khoản; Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước; Tài khoản cố định và tài sản Có khác; Phát hành tiền và nợ phải trả; Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; Tài khoản trung gian; Thu nhập; Chi phí. Bên cạnh 08 loại tài khoản trong bảng này là 02 loại tài khoản ngoài bảng gồm: Các cam kết ngoài bảng; Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.

Việc hạch toán trên các tài khoản được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có); trong đó, các tài khoản trong bảng được chia làm 03 loại: Loại tài khoản thuộc tài sản Có (luôn luôn có số dư Nợ); Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ (luôn luôn có số dư Có) và Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có (lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư). Khi lập bảng cân đối kế toán ngày, tháng, quý, năm, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chỉ lập đến tài khoản cấp III và phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có).

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.

  1. 4.      TÁI CẤP VỐN TRÊN CƠ SỞ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT CỦA VAMC

Thông tư số 18/2015/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/10/2015 quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với mục đích hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu.

Theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng sở hữu hợp pháp trái phiếu đặc biệt đang lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chưa được VAMC thanh toán và có trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sẽ được vay tái cấp vốn với mức tối đa bằng 70% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt hoặc 100% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Thời hạn vay tái cấp vốn dưới 01 năm, không được vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt.

Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước; trường hợp không trả được nợ, không được gia hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển khoản nợ gốc của tổ chức tín dụng sang nợ quá hạn và áp dụng theo mức lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng hoặc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể như: Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước; yêu cầu VAMC sử dụng số thu hồi nợ bằng tiền mà tổ chức tín dụng được hưởng từ các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước; thu hồi nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng…

Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2015.

  1. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MÃ NGÂN HÀNG

Ngày 21/10/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Thông tư số 17/2015/TT-NHNN quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm: Hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước; Hoạt động, nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước và Hoạt động báo cáo, trao đổi dữ liệu điện tử với Ngân hàng Nhà nước.

Mã ngân hàng là một dãy ký tự, được quy định theo một nguyên tắc thống nhất và xác định duy nhất cho mỗi đối tượng được cấp mã. Việc cấp mã ngân hàng thực hiện khi đối tượng được cấp mã ngân hàng thành lập, hợp nhất, chia, tách và chỉ hủy bỏ khi đối tượng đó giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. Mã ngân hàng không thay đổi và ổn định trong suốt quá trình đơn vị được cấp mã tồn tại thực tế; đặc biệt, mã đã cấp sẽ không được sử dụng lại cho đơn vị khác.

Cấu trúc mã ngân hàng gồm 08 ký tự, chia thành 03 nhóm: Nhóm 1 gồm 02 ký tự đầu bên trái, là ký hiệu mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã sử dụng chung cho trường hợp cấp mã cho chi nhánh tại nước ngoài của tổ chức tín dụng; Nhóm 2 gồm 03 ký tự kế tiếp, là ký hiệu mã hệ thống của tổ chức được cấp mã ngân hàng; Nhóm 3 gồm 03 ký tự cuối, là số thứ tự đơn vị của từng hệ thống trên mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nước ngoài.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

  1. 6.      BỔ SUNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

Có hiệu lực từ ngày 03/12/2015, Thông tư số 16/2015/TT-NHNN ngày 19/10/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, cho phép tổ chức được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam với các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận.

Để được chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, tổ chức phải gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó trình bày cụ thể sự cần thiết sử dụng ngoại hối; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác tương đương và các hồ sơ, tài liệu chứng minh nhu cầu cần thiết sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt; trường hợp dịch từ tiếng nước ngoài phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định hoặc có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét cấp văn bản chấp thuận; trường hợp từ chối, sẽ có văn bản thông báo rõ lý do.

Thương mại:

  1. 7.      MIỄN THUẾ VỚI HÀNG TRAO ĐỔI, MUA BÁN CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

Chủ thể mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới với giá trị đến 02 triệu đồng/người/ngày/lượt, tối đa 04 lượt/ngày sẽ được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác; trong đó, hàng hóa phải thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.

Với phần giá trị hàng hóa vượt định mức nêu trên và hàng hóa trong định mức nhưng cư dân biên giới không sử dụng cho đời sống và sản xuất của mình, bán nhượng lại thì vẫn phải chịu thuế theo quy định hiện hành.

Cũng theo Quyết định này, thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới; riêng với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam, chỉ được thực hiện mua bán hàng hóa qua biên giới trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Tài nguyên-Môi trường:

  1. ƯU TIÊN TUYỂN CHỌN SINH VIÊN XUẤT SẮC LÀM CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG

Theo Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, cảnh sát môi trường được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cảnh sát môi trường.

Cảnh sát môi trường được tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm hoặc khi có yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, cảnh sát môi trường cũng có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có tố giác, tin báo liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó và giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2015.

Giao thông:

  1. 9.      DN CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG PHẢI CÓ TỐI THIỂU 10 TỶ ĐỒNG

Tại Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ban hành ngày 20/10/2015 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Chính phủ quy định thành lập doanh nghiệp (DN) cung cấp các dịch vụ hàng không như khai thác nhà ga hành khách; khai thác khu bay; khai thác nhà ga, kho hàng hóa; cung cấp xăng dầu hàng không; cung cấp suất ăn hàng không… phải có vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng; mức vốn tối thiểu 10 tỷ đồng được áp dụng với các DN cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không và dịch vụ an ninh hàng không.

Đối với DN cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế, mức vốn tối thiểu phải có là 200 tỷ đồng hoặc 100 tỷ đồng nếu kinh doanh tại cảng hàng không nội địa.

Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về đầu tư xây dựđiều lệ của DN dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư để xây dựng cảng hàng không, sân bay.

Về phía các hãng hàng không, Nghị định này cũng chỉ rõ, các hãng hàng không không được chiếm quá 30% tỷ lệ vốn điều lệ đối với DN cảng hàng không và DN cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách hoặc nhà ga hàng hóa. Tại DN cảng hàng không, DN cung cấp dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không, tỷ lệ vốn Nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ; tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/12/2015; thay thế Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007.

ng cảng hàng không, sân bay. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài không được góp quá 30% vốn 

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

10. GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ SƠ CẤP LÀM VIỆC 46 TUẦN/NĂM HỌC

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo trình độ sơ cấp.

Cụ thể, thời gian làm việc của giáo viên dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm học theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; trong đó, thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh 42 tuần; học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ - 04 tuần. Định mức giờ giảng của giáo viên trình độ sơ cấp trong một năm học được quy định từ 500 - 580 giờ chuẩn. Trong năm học, giáo viên tham gia giảng dạy có số giờ giảng vượt định mức được tính là dạy thêm giờ; tuy nhiên số giờ dạy thêm không được vượt quá 200 giờ/năm học.

Về chế độ giảm giờ giảng dạy, Thông tư quy định giáo viên trình độ sơ cấp làm chủ nhiệm lớp sẽ được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp; giáo viên phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng. Đặc biệt, giáo viên trong thời gian tập sự, thử việc được giảm 30% định mức giờ giảng; giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 15% định mức giờ giảng.

Cũng theo Thông tư này, giáo viên trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ ngoại ngữ thông dụng tối thiểu bậc 1; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2015.

Hành chính:

11. TẠM THỜI KHÔNG MUA SẮM Ô TÔ CÔNG TỪ 22/3/2016

Theo Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, từ ngày 22/03/2016, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và UBND cấp tỉnh tạm thời chưa thực hiện mua sắm ô tô; Kho bạc Nhà nước sẽ không thanh toán việc mua xe ô tô công khi chưa có báo cáo.

Về số xe ô tô công trang bị cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước, Thông tư quy định, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được trang bị tối đa 03 xe ô tô/đơn vị; tại các Cục và các tổ chức tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…, mỗi đơn vị được trang bị tối đa 02 xe ô tô; số xe ô tô được trang bị cho các đơn vị khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Vụ, Ban và các tổ chức tương đương không quá 01 xe/đơn vị.

Cũng theo Thông tư này, xe ô tô công đã sử dụng quá 15 năm và xe đã chạy ít nhất 250.000km (hoặc 200.000km đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn), không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi vận hành sẽ được thay thế. Việc thay thế xe ô tô cũ có thể được thực hiện thông qua điều chuyển xe từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban quản lý dự án khác hoặc mua mới nếu không có xe ô tô để nhận điều chuyển.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2015.

Cơ cấu tổ chức:

12. THAY ĐỔI CƠ CẤU VĂN PHÒNG UBND CẤP TỈNH

Ngày 23/10/2015, Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đáng chú ý là quy định thay đổi cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Cụ thể, thay vì được tổ chức thành Phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Quản trị - Tài vụ, Phòng Tiếp công dân và một số phòng nghiên cứu, tổng hợp do UBND tỉnh tự quy định cụ thể về tên gọi và số lượng như trước đây, từ ngày 15/12/2015 - ngày Thông tư có hiệu lực, cơ cấu UBND cấp tỉnh sẽ được tổ chức theo đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bao gồm nhà khách và đơn vị sự nghiệp khác do UBND cấp tỉnh quyết định. Đơn vị hành chính bao gồm: Phòng Tổng hợp; Phòng Kinh tế; Phòng Khoa giáo - Văn xã; Phòng Nội chính; Phòng Hành chính - Tổ chức; Phòng Quản trị - Tài vụ; Ban Tiếp công dân tỉnh; Phòng đặc thù. Ngoài cácphòng trên, Văn phòng UBND cấp tỉnh còn được thành lập thêm tối đa 02 phòng; riêng Văn phòngUBND TP. Hà Nội và TP.HCM được thành lập thêm không quá 03 phòng.

Cũng theo Thông tư này, UBND cấp tỉnh được có tối đa 03 Phó Chánh Văn phòng; riêng với Văn phòng UBND TP. Hà Nội và TP.HCM, được có không quá 04 Phó Chánh Văn phòng. Văn phòng UBND cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, 01 Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 02/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 28/01/2011.


 

Đang truy cập: 29
Trong ngày: 291
Trong tuần: 868
Lượt truy cập: 1592034
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com