Đề xuất về quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với thu phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao, dự thảo nêu rõ: Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng các nguồn thu theo quy định tại Thông tư số 264/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao áp dụng tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và quy định tại Thông tư này.

Các khoản thu khác phát sinh tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quản lý thu, nộp và sử dụng như sau: Đối với các khoản thu hoàn thuế VAT: Các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng 100% để hoàn trả kinh phí cơ quan, hạch toán giảm chi các tiểu mục chi tương ứng nếu được hoàn trả cùng niên độ. Trường hợp được hoàn trả khác niên độ (sau ngày 31/1 năm sau) thì thực hiện nộp vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Quản lý Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Quỹ Tạm giữ NSNN): Quỹ Tạm giữ NSNN là một bộ phận của Quỹ Ngân sách nhà nước, được hình thành từ các nguồn thu của ngân sách nhà nước phát sinh tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, gồm số tiền thu được từ lệ phí, phí và các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.

Các khoản thu của ngân sách nhà nước phát sinh tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải nộp vào Quỹ Tạm giữ NSNN chỉ được sử dụng khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (hoặc cấp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) hoặc Bộ Tài chính thông qua thông báo của Bộ Ngoại giao.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng Quỹ Tạm giữ NSNN để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao và kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức rút kinh phí theo kế hoạch, tiến độ thực hiện và tối đa không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước được giao và trong phạm vi số dư Quỹ Tạm giữ NSNN.

Quản lý và sử dụng số thu phí được để lại

Căn cứ số thu được để lại và tình hình thực tế tại từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với thành viên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong nước thuộc Bộ Ngoại giao và cán bộ, nhân viên của các Cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài, đảm bảo tổng mức hỗ trợ theo nguyên tắc sau:

Đối với thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, tổng mức hỗ trợ không vượt quá 0,8 lần tổng mức sinh hoạt phí thực hiện của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong nước thuộc Bộ Ngoại giao: Mức hỗ trợ tối đa là 0,8 lần quỹ tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ của các cán bộ đang công tác ở trong nước.

Trường hợp sau khi đã giải quyết hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định nêu trên mà vẫn còn đủ nguồn để hỗ trợ thêm cho đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định hỗ trợ thêm 0,2 lần lương hoặc sinh hoạt phí thực hiện.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


 

Đang truy cập: 32
Trong ngày: 70
Trong tuần: 1221
Lượt truy cập: 1596577
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com